Hóa chất là một phần không thể thiếu và luôn đóng vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm. Nếu không có kế hoạch lưu trữ và bảo quản hóa chất đúng cách thì những nguy hiểm và tai nạn xảy ra gây thiệt hại về con người và tài sản là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy việc lưu trữ và bảo quản hóa chất là đúng quy trình là điều hết sức cần thiết mà mỗi doanh nghiệp đều phải lưu ý.
1. Phân loại hóa chất trong phòng thí nghiệm
Hóa chất cần được phân loại trong phòng thí nghiệm để có kế hoạch lưu trữ và bảo quản đúng cách. Hóa chất trong phòng thí nghiệm có thể phân loại theo các nhóm công dụng:
- Nhóm thông dụng: Bao gồm một nhóm nhỏ các chất hóa học: các axit (axit clohidric, axit nitric, axit sunfuric), các bazo (dung dịch amoniac, dung dịch kiềm NaOH, KOH) và Bari oxit, ngoài ra còn một số muối, chủ yếu là muối vô cơ. Bên cạnh đó có các chất chỉ thị hóa học (P.P, M.O)
- Nhóm đặc dụng: Chỉ được sử dụng đối với những công việc thí nghiệm nhất định.
2. Một số nguyên tắc chung khi sắp xếp hóa chất
- Các hóa chất trong phòng thí nghiệm cần được ghi nhãn rõ ràng kèm theo các cảnh báo nguy hiểm. Bên cạnh đó, cần có thêm các thông tin về ngày sử dụng hay số lần hóa chất đã sử dụng để dễ dàng theo dõi.
Các thông tin trên Nhãn hóa chất
- Phân loại hóa chất thành các nhóm; chất như dễ cháy, chất oxy hóa, chất độc có tính ăn mòn cao.
Một số ký tự tượng hình cảnh bảo nguy hiểm trên nhãn hóa chất
- Các hóa chất không tương thích nên có những rào cản để cách ly vật lý với nhau trong quá trình bảo quản.
- Các nhóm hóa chất có tính ăn mòn cao cần được đặt trong các khay đủ lớn để không bị tràn hoặc rò rỉ. Không nên để hóa chất dưới bồn rửa hoặc trong tủ hút đây là những vị trí gây nguy hiểm và làm giảm chất lượng hóa chất.
- Hóa chất độc hại không được cất cao hơn tầm vai của những người làm việc trong phòng thí nghiệm.
Nhãn màu hóa chất độc trên bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS
- Các giá/ kệ để hóa chất trong phòng thí nghiệm cần có các thanh chắn để ngăn hóa chất trượt/ rơi vỡ.
- Một điểm quan trọng nữa là các đơn vị cần đào tạo cho nhân viên của mình phải nhận thức được các nguy cơ liên quan đến tất cả các vật liệu nguy hiểm có trong phòng thí nghiệm.
3. Một số nguyên tắc và lưu ý khi bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm
*Cần có các thiết bị và dụng cụ cơ bản
- Tủ đựng hóa chất là thiết bị không thể thiếu trong một phòng thí nghiệm, để bảo quản hóa chất, hạn chế gây đổ vỡ, nguy hiểm và đặc biệt phải có bàn thí nghiệm trung tâm.
- Phòng thí nghiệm nên trang bị bình cứu hỏa trong phòng thí nghiệm, cần chuẩn bị một số phương tiện phòng cháy chữa cháy trong phòng thí nghiệm.
*Cần dán nhãn mác chi tiết và bảo quản riêng từng loại hóa chất trong phòng thí nghiệm
- Hóa chất cần có nhãn mác để phân biệt phân loại với các loại hóa chất còn lại và phải được bảo quản ở trong chai, lọ hoặc vật đựng chuyên dụng.
- Các loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất cấm, sử dụng để phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm phải được lưu trữ, bảo quản trong kho chứa riêng biệt. Trong kho chứa này, hóa chất cũng phải được sắp xếp theo nhóm, tính chất của từng loại hóa chất riêng biệt, phù hợp cho việc quản lý hóa chất. Đặc biệt các loại hóa chất có khả năng phản ứng gây nguy hiểm thì nên đặt xa nhau để có phương án xử lý tốt nhất khi xảy ra sự cố.
*Có phương pháp bảo quản đối với các loại hóa chất dễ cháy, hóa chất độc hại
- Bảo quản hóa chất dễ cháy: Đối với các loại hóa chất dễ cháy như xăng, benzen, ete, cồn đốt, axeton không nên bố trí tập trung. Khi tiến hành làm thí nghiệm cần để xa lửa
Tủ chứa dung môi chống cháy Lâm Việt cung cấp
- Bảo quản hóa chất dễ bay hơi: Bạn nên đựng vào lọ thủy tinh có nút cao su, hoặc nút nhám bên ngoài. Sau đó bao phủ bằng một lớp Parafin cho kín.
Tủ hóa chất có lọc hấp thu
- Đối với hóa chất bảo quản tối: Đối với những loại hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như bạc nitrat, kali iodua, oxy già,..vv nên được đựng vào lọ tối màu để ở chỗ tối hoặc bọc kính bằng giấy màu đen, giấy bạc ở phía bên ngoài lọ hoa chất.
Tủ đựng hóa chất Lâm Việt
- Còn đối với những loại hóa chất độc: Các chất như thủy ngân, muối xianua cần phải bảo quản ở trong tủ có khóa riêng.
- Đối với hóa chất kiềm: kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với khí cacbonic nên phải đựng vào lọ có nút kín.
Tủ đựng hóa chất nhựa PVC chịu ăn mòn
Công ty Lâm Việt cung cấp các loại tủ đựng hóa chất: tủ đựng hóa chất thông thường, tủ đựng hóa chất có lọc hấp thu, tủ đựng hóa chất chứa dung môi dễ cháy, tủ đựng hóa chất chịu ăn mòn cao đảm bảo an toàn trong lưu trữ và bảo quản hóa chất.
Tư vấn và nhận báo giá liên hệ:
Phạm Thị Vân
SĐT: 0389784968
Mail: Sales8@lamviet.com